Văn hóa Người vợ ma

Bài chi tiết: Con mèo đenCon ma nhà họ Can

Tại Việt Nam, cho tới thời điểm trước năm 2021 vẫn chưa phổ biến rộng rãi trong quần chúng hệ thống khái niệm về dòng "kịch hắc ám" (恐怖劇, horror plays) và các lý thuyết bổ trợ để hiểu rõ vấn đề nghệ thuật này. Giới truyền thôngvăn nghệ chuyên nghiệp cũng chỉ gọi nôm na là "kịch ma", "kịch kinh dị" hay "kịch tâm lý kinh dị". Tuy nhiên, trong các luận văn và chuyên đề khoa học từ cấp đại học trở lên, dòng kịch tâm lý ám ảnh nói chung được coi là một phần của lý thuyết Con mèo đen, gọi theo một đoản thiên của tác gia Edgar Allan Poe hoặc đôi khi Con ma nhà họ Can theo một tiểu thuyết của tác gia Oscar Wilde.

Theo lời kí giả Quang Thi, ông soạn vở Người vợ ma dựa trên thi pháp Edgar Allan Poe (Con quạ) và Bồ Tùng Linh (Liêu trai chí dị). Tuy nhiên, nội dung kịch phẩm này đôi chút có ảnh hưởng của vở Con tinh xuất hiện giữa thủ đô do tác gia Nguyễn Thành Châu (Năm Châu) soạn năm 1963, đặc biệt qua hình tượng người vợ cũ/đứa con gái và lão quản gia người Tiều có nhiều điểm tương đồng.

Lúc viết “Người vợ ma”, tôi đâu có nghĩ nó... thành công đến vậy. Lúc đó, độ năm 2003, tôi nhận thấy sân khấu hài không sớm thì muộn cũng sa vào lối mòn, với những mảng miếng cũ, còn dựa vào tài năng diễn xuất của diễn viên mãi cũng không được. Tôi nghĩ đến một tiết tấu kịch nhanh, được dẫn dắt bởi nhiều bất ngờ, và có nhiều kỹ xảo sân khấu để thêm màu sắc và hỗ trợ diễn viên. Lúc đó, tôi bỗng nhớ đến câu chuyện “người vợ ma” mà tôi bị ám ảnh từ nhỏ, nên viết ra. Thế nên, tôi không nghĩ cái gì thuộc về ma đều ăn khách. Đến một ngày nào đó, sân khấu có một câu chuyện cảm động, sâu sắc được chuyển tải bằng một hình thức hấp dẫn, đầy mới mẻ... thì tôi nghĩ sẽ có những hiện tượng như “Người vợ ma” tiếp theo mà thôi.
Tôi cho rằng “ma” cũng là một cảm giác thường trực của con người. Một cảm giác của nỗi sợ hãi, của bản năng. Con người từ nhỏ tới lớn thử hỏi ai không một lần được nghe kể chuyện ma? Nhưng, nghệ thuật không được đứng dưới hay ngang bằng để “lợi dụng” cảm giác đó, mà phải biến thứ cảm giác bản năng sợ hãi kia thành cảm xúc, thành nhận thức. Nghĩa là, từ “ma” bạn phải kể ra một câu chuyện về thế giới con người.
— Kí giả Quang Thi[5][6]

Vở diễn này trước nhất đem lại danh vọng cho nghệ sĩ Thái Hòa, từ một "kép nhí" của sân khấu hài, ông được hãng Chánh Phương mời vào loạt vai nặng kí trong các phim màn ảnh đại vĩ tuyến và trở thành gương mặt điện ảnh bảo chứng doanh thu suốt hai thập niên đầu thế kỷ XXI. Người vợ ma cũng tiên khởi trào lưu dựng kịchphim kinh dị tại Việt Nam, vốn là mảng thời gian dài trước đó tương đối khó thực hiện và cũng không mấy khi qua được lưới kiểm duyệt[7]. Qua đó chấn hưng sân khấuđiện ảnh Việt Nam được một thời gian khá dài cho tới khi bão hòa và phải chuyển hướng khác[8].

  • Năm 2020, kênh YouTube của nghệ sĩ nhân dân Hồng Vân đã khai trương loạt video Chuyện ma có thật, áp dụng những hiệu ứng từ sự thành công của nhóm kĩ thuật viên Người vợ ma.
  • Trong chương trình Ký ức vui vẻ mùa 3 tập 21 (2021), nhà sản xuất đã dựng một trích đoạn Người vợ ma. Trong đó, đôi nghệ sĩ Hồng VânMinh Nhí đã kể lại chút kỷ niệm "rợn tóc gáy" trực tiếp liên đới xuất phẩm này[9].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Người vợ ma http://www.baophuyen.com.vn/93/59922/quang-thi-nha... https://tuoitre.vn/ke-lam-kich-ma-169531.htm https://tuoitre.vn/nguoi-vo-ma-doc-dao-kich-kinh-d... https://thethaovanhoa.vn/van-hoa/gap-tac-gia-nguoi... https://vnexpress.net/kich-nguoi-vo-ma-tai-dien-sa... https://vietnamnet.vn/vn/giai-tri/di-san-my-thuat-... https://laodong.vn/van-hoa-giai-tri/san-khau-kich-... https://baokhanhhoa.vn/the-thao/200804/xem-kich-ng... https://tienphong.vn/ma-tran-ngap-san-khau-kich-sa... https://plo.vn/van-hoa/kich-sai-gon-ma-van-con-dai...